CÔNG NGHỆ ĐÈN NỀN CỦA MÀN HÌNH E-INK TRÊN MÁY ĐỌC SÁCH.
Chắc chúng ta ai cũng biết hai ưu điểm quan trọng nhất của màn hình mực điện tử E-ink chính là mức tiêu thụ năng lượng rất thấp ít tốn pin và không có ánh sáng màn hình gây khó chịu cho mắt như trên màn hình điện thoại. Có thể các bạn cho rằng công nghệ đèn nền E-ink không thật sự là tính năng vượt trội, nhưng sự thật lại hoàn toàn trái ngược. Chúng ta hãy cùng xem lại lịch sử cấu tạo của tính năng đèn nền trên máy đọc sách nhé.
Một trong những viện nghiên cứu của Hoa Kỳ đã tổ chức các cuộc nghiên cứu và kết quả cho thấy rằng, thông thườngnhững người trong gia đình không ngủ cùng nhau vào cùng một thời điểm mà một trong số họ muốn ngủ nhưng người còn lại thì muốn đọc một cuốn sách. Chính thực tế này đã trở thành tiền đề để tạo ra màn hình E-ink đi cùng với đèn nền, nhằm mục đích đọc sách trong bóng tối hoặc có thể điều chỉnh đèn nền tùy ý trong điều kiện thiếu sáng.
Thật không dễ dàng để phát minh ra màn hình như vậy. Người ta biết rằng màn hình được tạo bởi công nghệ IPS và TFT phải có màn hình trong suốt và màn hình mờ chống chói, phân phối ánh sáng trải đều, được chiếu sáng bởi đèn huỳnh quang hoặc đèn LED.
Các màn hình được tạo ra bởi công nghệ E-ink thì lại không trong suốt, do đó, việc chiếu sáng chúng theo cách như vậy là vô ích. Trong trường hợp này, nguồn sáng phải được đặt phía trên màn hình và ánh sáng sẽ chiếu gần như song song với màn hình, giống như đèn pha của một chiếc xe khi chiếu trên đường. Vì thế, vấn đề ở đây chính là sự đồng nhất của ánh sáng.
AMAZON KINDLE PAPERWHITE
Một tập đoàn của Mỹ - công ty Amazon chính là nơi đầu tiên đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề này và cho ra đời chiếc máy Kindle Paperwhite.
Các tia sáng được chiếu bởi bốn đèn LED. Chúng nằm ở dưới cùng của máy đọc sách và ánh sáng được bao phủ bởi một tấm chắn trong suốt. Bạn không chỉ có thể bật và tắt đèn nền mà còn có thể điều chỉnh độ sáng tối theo ý.
Sau Amazon, một chiếc máy đọc sách khác có đèn nền được sản xuất và ra mắt bởi công ty Mỹ Barnes & Noble (model NOOK Simple Touch with GlowLight). Chiếc máy này có đèn nền được tạo bởi 8 đèn LED đặt ở phần đầu máy đọc sách và thay vì dùng tấm trong suốt thì nó lại có một lớp khuếch tán ánh sáng đặc biệt.
Ngay sau đó, chức năng đèn nền trên máy đọc sách bắt đầu xuất hiện đền từ nhiều nhà sản xuất và công nghệ sản xuất của chúng không khác biệt nhiều so với Kindle hay Nook.
Nhưng công ty Sony đã chọn cách hoàn toàn khác và họ vẫn tiếp tục sản xuất sách điện tử mà không cần đèn nền. Sony đã trang bị trên cover của máy đọc sách một đèn pin được sử dụng năng lượng từ pin của chiếc máy đọc sách.
Cần lưu ý rằng hiệu ứng đèn nền đối với mức tiêu thụ pin sẽ làm giảm tuổi thọ pin từ vài tuần xuống còn 10 - 30 giờ. Và hiển nhiên, chế độ này không được thiết kế để sử dụng liên tục.