MÁY ĐỌC SÁCH KINDLE KOBO GIÁ RẺ NỘI ĐỊA NHẬT MỸ

MÁY ĐỌC SÁCH KINDLE KOBO GIÁ RẺ NỘI ĐỊA NHẬT MỸ

MÁY ĐỌC SÁCH KINDLE KOBO GIÁ RẺ NỘI ĐỊA NHẬT MỸ

  • xblue06: Máy rất mới. Shop tư vấn tốt và nhiệt tình. Chuẩn bị mua thêm 1 cái ppw5.

  • hoavu22: Chất lượng sản phẩm:Tốt Mình mua lần thứ 2 rồi, chất lượng sp rất OK. Lần này shop tặng bao da cũng rất Ok nhen. Mình sẽ ủng shop lần sau.

  • yingyangy: hệ hệ máy xịn, nhìn mới toanh, bao da cũng còn đẹp. Test thử okie. Mình đòi hỏi tùm lum mà sốp vẫn thoải mái đáp ứng yêu cầu. Vô cùng hài lòng ạ.

  • xblue06: Máy như mới, còn có cả hộp. Mình check thì còn bảo hành tới tháng 1/2024. Máy thứ 2 mua tại sốp rồi, nên mua nha mọi người.

  • phngthanhl512: Hơi nhỏ so với tưởng tượng nhưng khá là ok shop tư vấn nhiệt tình nhé lúc đầu dùng còn hơi bỡ ngỡ nhưng shop giải thích cho hiểu nha

Chuyên mục review sách - Mắt biếc

Năm lớp 12 tôi bắt đầu đọc các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh! Vào cái tuổi cập kề yêu đương thương nhớ, nói thật là đọc truyện của Nguyễn Nhật ánh hợp không thể tả nổi... Nhà văn của những Cô gái đến từ hôm qua, Thằng quỷ nhỏ, Còn chút gì để nhớ, Trại hoa vàng và đặc biệt là Mắt biếc... với lối thành văn rất thơ, nhẹ nhàng, trơn tru và cả những khổ thơ tự do vô cùng lãng mạn.

Phong cách văn thơ của Nguyễn Nhật Ánh ngấm và ảnh hưởng vào tôi không hề nhỏ. Tôi đã đọc đi đọc lại tất cả các tác phẩm đó nhiều lần, thuộc từng chi tiết, thuộc nhiều bài thơ. Nhiều người sẽ chọn Cô gái đến từ hôm qua là tác phẩm xuất sắc nhất. Còn tôi chọn Mắt biếc - tác phẩm kể về câu chuyện yêu buồn của chàng trai Ngạn với giấc mơ quay về làng Đo Đo làm ông giáo (có gì đó hơi giống tôi) và cô bạn học cùng làng tên Hà Lan. Xuyên suốt câu chuyện buồn là một nỗi niềm gửi gắm và hồi tưởng của tác giả về việc xây dựng làng quê Việt Nam giàu truyền thống, nhân văn. Cũng có điều gì đó luôn thiếu thiếu, luyến tiếc...

Gửi mùa hè giữ hộ chút tình yêu
Khi chia xa có nhớ ngày gặp lại
Khi ấy...
Em có là cô gái
Đốt tôi bằng ngọn lửa... của riêng em!

Giờ tôi đã qua rồi cái thời mà hằng đêm khi ngủ gối đầu bằng những truyện của Nguyễn Nhật Ánh. Tôi đặc biệt thích những truyện ngắn của Nguyễn Nhật Ánh bởi sự trong sáng, bởi cái kết thúc thường đượm buồn, xuyên suốt câu chuyện vẫn là những điều vui, buồn lẫn lộn (cái kết thúc không như mong đợi của mọi người).

"Mắt biếc" - một tâm hồn lãng mạn, một tình yêu nồng nàn như sắc nắng mùa hè nhưng lại lạnh lẽo như con nước đang thu. Cuốn truyện ngắn này của Nguyễn Nhật Ánh thực sự đã đi vào tâm hồn của những kẻ đang yêu, đã và đang dành cả thanh xuân, cả tuổi trẻ của mình vào tình yêu đơn phương một ai đó. Viết về tình yêu đơn phương, đã vô cùng quen thuộc với Nguyễn Nhật Ánh thế nhưng Mắt Biếc lại vô cùng đặc biêt, cuốn sách gieo lại trong lòng bạn đọc nỗi niềm nuối tiếc, chơi vơi, vừa yêu lại vừa giận. Đành rằng cuốn sách đã gấp lại từ lâu nhưng lòng người ta vấn cứ đọng lại mãi những giai điệu du dương tha thiết. “Mắt biếc năm xưa nay đâu?” (Tình ca của Ngô Thuỵ Miên)

Tình yêu và tâm hồn của những kẻ đang yêu!
Cuốn sách kể về cuộc đời của Ngạn – nhân vật chính của cuốn sách, một cậu bé sinh ra và lớn lên trong một ngôi làng tên là Đo Đo ở vùng quê Quảng Nam đậm tình sâu nghĩa. Tuổi thơ của của cậu gắn liền với cô bạn hàng xóm nổi bật bởi đôi mắt xinh đẹp: Hà Lan. Câu chuyện mở đầu với những hình ảnh nhẹ nhàng, màu sắc tươi sáng nhất, âm thanh an bình nhất. Tuổi thơ của Ngạn và Hà Lan là chuỗi những kỉ niệm đẹp ở làng, bên đồi sim, đánh trống trường, những chiều hoàng hôn trên đồng cỏ, giàn thiên lí và ánh trăng vàng... và là những câu nói ngô nghê đáng yêu cực kì của hai đứa trẻ. Cứ tưởng rằng câu chuyện sẽ tiếp tục da diết nhẹ nhàng, bởi lẽ tình yêu đã nảy sinh dần dần trong Ngạn bắt nguồn từ tình bạn đẹp như mơ của Ngạn và Hà Lan, một đôi thanh mai trúc mã tưởng chừng rồi sẽ có kết quả tốt đẹp, ăm ắp, đủ đầy, chứa chan tình cảm. Thế nhưng không, đến khi lớn hơn một chút, cả hai cùng ra thành phố học tập, trong khi tấm lòng của Ngạn vẫn chỉ duy nhất hướng về Hà Lan, thì cô bạn lại không cưỡng lại được trước những cám dỗ của thành thị xa hoa.

Và rồi, cô ngã vào vòng tay của Dũng – một gã thanh niên nhà giàu, sành điệu, giỏi võ những lại thiếu đứng đắn, một kẻ chuộng tự do, luôn nuông chiều bản thân – đã làm cho Ngạn vô cùng đau lòng, chính bởi vì điều Ngạn mong muốn nhất bấy giờ không gì khác ngoài việc Hà Lan được hạnh phúc. Anh lại càng đau lòng hơn bởi vì mỗi khi Dũng làm Hà Lan đau lòng thì cô lại tìm đến anh, một cách tự nhiên, anh trở thành điểm tựa, nơi trút bầu tâm sự của cô bạn. Và đỉnh điểm của nỗi đau chính là Hà Lan mang thai với Dũng, nhưng bị hắn ruồng bỏ. Cô đành gửi con về cho bà ngoại chăm sóc và đặt tên là Trà Long. Tuy hiểu rõ tình yêu của Ngạn dành cho mình, Hà Lan vẫn không đáp lại vì cô hiểu rõ mình phải làm gì, Hà Lan lặng lẽ và sâu sắc hơn bất cứ người con gái nào khác. Còn gì đau lòng hơn khi ta yêu nhưng chẳng được yêu, Ngạn – một chàng trai si tình, dốc hết lòng để thương người con gái, thương đôi mắt biếc thân quen. Ta như nghẹn ứ, như thắt lại bởi cái tình của anh dành cho Hà Lan, những bản tình ca viết cho cô, những giấc mơ và còn cả bao lời anh muốn nói. Một tình yêu rộng lượng đến nỗi không cần đền đáp, anh thương cô, thương đến đau lòng, thương bất kể cô không thương anh, hay cô thương anh nhưng không thể nắm tay anh, ta cũng không rõ nữa. Chỉ biết rằng, đọc đến đây là ta đã nghe được tiếng nấc của anh, của Hà Lan và của bao người đang yêu. Chi tiết Hà Lan không chấp nhận Ngạn chính là điểm sáng của bài. Hà Lan không chấp nhận anh một phần nào đó cũng khiến cho cô đẹp hơn, đẹp hơn bao giờ hết, một cô gái có lòng tự tôn, một cô gái sâu thẳm, biêng biếc hệt như chính đôi mắt của cô vậy, cô chọn không nắm tay Ngạn chính là bởi vì cô đã nghĩ mình không còn xứng đáng với Ngạn nữa rồi. Hay chính tình yêu của Ngạn đã quá lớn, quá rộng lượng khiến người ta phải e dè, đau đáu mà suy tư? Hà Lan khiến độc giả tôn trọng, yêu nhiều hơn là giận...

“Người ta khổ vì thương không phải cách,

Yêu sai duyên, và mến chẳng nhầm người.

Có kho vàng nhưng tặng chẳng tuỳ nơi,

Người ta khổ vì xin không phải chỗ”

(“Dại khờ” – Xuân Diệu)

Và tình yêu, sự lãng mạn của Ngạn khiến anh và tất cả chúng ta gom góp được những điều chán ngán vô cùng khó tìm trong tình yêu bởi lẽ trước đây người ta nghĩ đến tình yêu chính là nghĩ đến vị ngọt, sự sẻ chia, giản dị mà sâu sắc. Ai ngờ rằng, tình yêu cũng có góc tối của riêng mình, tình yêu cũng chính là đau thương, chính là vụn vỡ khi không được đáp hồi, tình yêu đau như vậy chính là đơn phương.

Dù bị Hà Lan từ chối nhưng Ngạn vẫn dành hết tình yêu của mình cho bé Trà Long. Ngạn chăm sóc và thương yêu Trà Long hết mình. Trà Long có gương mặt và đôi mắt biếc giống y hệt Hà Lan khi còn trẻ. Nhưng trái với mẹ mình, Trà Long một lòng hướng về quê nhà, tâm hồn cô sinh ra cũng dành cho làng Đo Đo, cô yêu quê, yêu những thứ giản dị nhất đời người, y hệt Ngạn. Và Trà Long cũng yêu Ngạn! Còn Ngạn, Ngạn cũng có tình cảm với Trà Long.

Đọc đến đây, tôi cảm giác mình bị lạc vào chốn mê cung xa lạ nào đó của tình cảm, của yêu và thương. Rốt cuộc tôi vẫn không hiểu rõ tình cảm của Trà Long đối với Ngạn mang tên chi? Là yêu ư? Hay chính là thương, là kính trọng, quý mến? Và chính Ngạn đã xem Trà Long là gì ta cũng không rõ nữa. Là đứa cháu bé bỏng, hay là người yêu hay chỉ là người thế thân cho mối tình đầu của Ngạn mà anh mãi chẳng thể quên được? Hay chính là người sẽ tiếp tục vẽ tiếp cuộc đời dở dang của Ngạn?

*** Một cái kết khắc khoải, nao lòng! ***

Suốt bao nhiêu năm, Ngạn giận có giận, trách có trách nhưng chưa một lần nào anh hết thương Hà Lan. Cuối cùng Ngạn chọn ra đi, bỏ lại Trà Long và làng quê. Bỏ lại cả Hà Lan và đôi mắt biếc.

Một nỗi buồn chơi vơi, mơ hồ, sự thấu hiểu và cảm thông của người đọc với nỗi lòng của Ngạn. Cuộc đời của anh dành để yêu và ôm lấy nỗi đau. Đến cuối cùng cũng dốc hết lòng mà giữ trọn một nắm tình con dành cho Hà Lan, dành cho Mắt Biếc.

Ngạn chọn ra đi, có lẽ chính bởi vì sau anh đã hiểu, rốt cuộc rồi Trà Long cũng chỉ là cái bóng của Hà Lan và tình cảm của anh với Trà Long là không thể tiếp tục được. Anh quyết định giữ trọn hình ảnh Mắt Biếc đẹp nhất trong trái tim mình...

Một nốt lặng trong bài tình ca, một nốt lặng nuối tiếc, đau lòng!

*** Những triết lí tình yêu sâu sắc! ***

Triết lý đầu tiên, đó là bản chất của tình yêu là hy vọng. Nhiều khi trước một sự thật mười mươi người ta vẫn cố tìm cách giải thích theo hướng ít bi quan nhất. Trong truyện, khi Ngạn thất tình vì Hà Lan đi chơi với người khác, anh vẫn cố lý giải rằng người ta đi chơi với nhau chưa chắc đã là yêu nhau. Rằng: “Tôi buồn, dĩ nhiên. Nhưng đốm lửa hi vọng trong tôi chưa tắt hẳn. Nó vẫn cháy dù là leo lét, bản chất của tình yêu là hi vọng. Nhiều khi trước một sự thật phũ phàng đã rõ mười mươi người ta vẫn tìm cách giải thích theo chiều hướng ít bi quan nhất.”

Một triết lý khác đó là khi ta yêu một ai đó, ta không thể bắt họ phải yêu ta như cách ta yêu họ, ta không thể bắt họ phải có quan điểm giống ta. Ngạn nói rằng mỗi người có quyền lựa chọn con đường riêng của mình, rằng Ngạn không thể bắt Hà Lan giống Ngạn, ko bắt Hà Lan phải gắn bó lòng mình với những kỷ niệm thơ ấu như Ngạn đối với Hà Lan.

Ngạn ra đi cũng chính là kết thúc câu chuyện. Đó là một kết thúc mở Ngạn chạy trốn thực tại nhưng cũng là để đi tìm lối thoát. Nhưng nỗi buồn cám cảnh về mối tình đơn phương của chàng trai ngốc nghếch ấy vẫn là nỗi canh cánh trong lòng độc giả.

Ai về qua chỗ người thương

Đứng giùm tôi

Trước cổng trường ngày xưa

Ướt giùm tôi

Chút trời mưa

Để nghe trên tóc

Hương vừa bay đi...

*** Một bức tranh làng quê rất thân thương! ***

Và điều đặc biệt cuối cùng trong cuốn sách mà tôi muốn chia sẻ với các bạn đó chính là quê hương. Nguyễn Nhật Ánh đã vẽ nên một Đo Đo rất riêng, rất quê hương trong cuốn sách. Một làng quê an bình, nên thơ nằm lặng im bên đồi sim, bên đồng cỏ, vô cùng nên thơ. Một mảnh đất bình dị, nghèo khó nhưng lại là mảnh đất của tuổi thơ nơi có trời xanh cao vời vợi, trong suốt như pha lê, có hoa dâm bụt đỏ chói, có những quả thị vàng ươm và có cả tình bạn trong sáng, tình yêu nghề tha thiết. Tất cả tạo nên một bức tranh đẹp đẽ về một chốn đồng quê nơi đất nước Việt Nam này.

Những mảng tình chông chênh!

"Tôi đi bên, lòng vui không tiếng, tưởng như thế giới vừa được sửa sang. Tâm hồn tôi ai vừa trang hoàng lại, để bên cạnh nỗi đau vơi kịp có nỗi vui đầy, để tiếng chuông mùa phục sinh reo leng keng trong ngực, suốt ba tháng phượng hồng không một bóng mây giăng. Chỉ có những ngày cuối cùng, mây mùa thu chớm vắt ngang cành phượng và trên những ngọn cây cao tiếng ve thi nhau khản giọng dần, tôi mới buồn chút chút."